Chiến lược tuần 14-18/3/2022: Thận trọng hơn trong ngắn hạn. Cập nhật cổ phiếu TNH

0
312
Thống kê giao dịch 7-11/3
Thống kê trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, khối ngoại đã thực hiện 5 phiên bán ròng liên tiếp. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng hơn 119 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 5.342,99 tỷ đồng, tăng gấp hơn 10 lần về lượng và gần 8 lần về giá trị so với tuần trước đó (bán ròng 786,57 tỷ đồng).
Cùng chiều bán, tổ chức trong nước có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị gấp 4 lần tuần trước và ở mức 1.193 tỷ đồng (1.200 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh).
Ngược lại, cá nhân trong nước mua ròng đột biến 6.530 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần giao dịch từ 7-11/3, gấp 6 lần so với tuần trước, trong đó có 6.300 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Về cơ cấu dòng tiền: Nhóm cổ phiếu xây dựng và VLXD giữ vị trí dẫn đầu với tỷ
trọng 17,5% toàn thị trường, tiếp theo là nhóm ngân hàng ở thứ 2 toàn thị trường
với tỷ trọng 14,6%. Ngoài ra nhóm bất động sản với 14,6%. Tiếp đó là nhóm
chứng khoán chiếm hơn 9,7%
Chiến lược tuần 14-18/3/2022
VNINDEX vừa trải qua tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm, VNINDEX vẫn đang giao dịch trong vùng side way và NĐT chịu tác động tâm lý chính bởi các thông tin vĩ mô. Tuần này cũng là thời điểm diễn ra cuộc họp của FED và đáo hạn phái sinh vào thứ năm, NĐT có thể thận trọng hơn khi mở các vị thế trong tuần. Các vị thế nên ưu tiên mở khi có rung lắc mạnh trong phiên giao dịch.
• Một số nhóm cổ phiếu quan tâm: Ngân hàng (TCB, MBB), BDS KDC (NLG, AGG, IJC), Cảng và vận tải biển (GMD, HAH,…) Năng lượng (PC1, HDG, REE), Hóa chất (CSV, DGC), Phân bón (DPM, DCM),…
• Ngoài chủ đề gần đây liên quan đến đầu cơ các nhóm CP hàng hóa hưởng lợi từ chiến tranh giữa Nga – Ukraine, NĐT có thể chú ý thêm các hoạt động giải ngân đầu tư công sẽ được chính phủ đẩy mạnh hơn từ tháng 4,5; do đó có thể thu hút dòng tiền đầu cơ vào nhóm ngành này (CP quan tâm: HHV)
Cập nhật cổ phiếu tuần này: TNH – CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên
I. TỔNG QUAN
• Công ty Cổ phần Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên là hệ thống bệnh viện ngoài công lập lớn nhất các tỉnh miền núi vùng Đông Bắc. Gồm 2 Bệnh viện: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên và Bệnh viện Đa khoa Yên Bình Thái Nguyên.
• Về KQKD, luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần của TNH đạt 412 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Trừ đi chi phí, bệnh viện thu lãi sau thuế trong năm 2021 khoảng 142 tỷ đồng, tăng mạnh 30% so với kết quả thực hiện trong năm 2020. EPS năm đạt 3.419 đồng, tăng 30%.
• Biên LNG của TNH tăng lên mức trên 51% so với mức 46% của năm ngoái.
II. TRIỂN VỌNG KINH DOANH
Mức sống của người dân Thái Nguyên cải thiện trong thời gian qua.
• Trong năm 2021, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,56% so với mức tăng trưởng GDP cả nước là 2.58%. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 844 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ, bằng 100,38% kế hoạch. Sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá và đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần ổn định đời sống của người dân.
• Mức sống của người dân Thái Nguyên cải thiện với thu nhập bình quân đầu người đạt CAGR (2018-2020) 8,7%. Kéo theo sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực y tế tại Thái Nguyên ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Chi tiêu y tế năm 2021 đạt 968,4 tỷ đồng (tăng 10,4% so với năm trước).
Các bệnh viện của TNH có vị trí thuận lợi
• Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên được xây dựng trên địa bàn phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên, thuận tiện cho giao thông, trong khi BVĐK Yên Bình nằm gần 3 khu công nghiệp lớn của Thái Nguyên, nơi tập trung các doanh nghiệp có số lượng lớn lao động như Samsung Electronics. Khoảng cách từ bệnh viện này đến NM Sam Sung chỉ khoảng 5km, rất dễ dàng cho cán bộ công nhân nhà máy thăm khám bệnh. Trong năm 2021, Samsung cũng đang là một đối tác quen thuộc của TNH.
• Công suất của 2 bệnh viện trên lần lượt là 54% và 48% và do đó theo lý thuyết tỷ lệ này có thể tăng nếu nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên trong bối cảnh giãn cách do Covid ở thời điểm hiện tại đã giảm bớt.
Biên LNG của TNH duy trì ở mức cao
• Biên LNG của TNH trong quá khứ dao động trung bình quanh mức 40%, và đã tăng lên 51% trong năm 2021. (So sành với một doanh nghiệp cùng ngành khác trên sàn là TTD với BLNG chỉ hơn 20%). Mức biên LNG của TNH là rất hấp dẫn .
• Giá khám chữa bệnh trung bình sẽ tiếp tục tăng nhờ triển khai thêm các dịch vụ chuyên khoa tại bệnh viện phụ sản và bệnh viện mắt: TNH dự kiến sẽ tiếp tục tăng giá KCB trung bình từ 6 – 8% trong năm 2022, đặc biệt là sau khi bệnh viện phụ sản và bệnh viện mắt đi vào hoạt động
Sắp triển khai xây dựng các dự án bệnh viện mới là động lực trong dài hạn
• Dự án Bệnh viện Đa khoa Yên Bình giai đoạn 2 với quy mô 150 giường (25% tổng công suất hiện tại)
• Bệnh viện Phụ sản TNH Thái Nguyên dự kiến đi vào hoạt động vào quý IV/2022 hoặc quý I/2023
• Bệnh viện Mắt
• Bệnh viện đa khoa tại Bắc Giang, quy mô tối thiểu 300 giường dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào quý I/2023.
Kế hoạch phát hành
• TNH muốn phát hành 22.5 triệu cho cổ đông hiện hữu, tổng giá trị phát hành tính theo mệnh giá đạt 225 tỷ đồng. Mục đích huy động vốn để đầu tư xây dựng các dự án bệnh viện trong giai đoạn từ
2021-2025. Nếu phát hành thành công, TNH sẽ nâng vốn điều lệ từ 415 tỷ đồng lên thành 650 tỷ đồng
III. KHUYẾN NGHỊ
Rủi ro
Rủi ro pha loãng nếu công ty phát hành thêm
Định giá
TNH đang được giao dịch với P/B = 3.4x và PE 2022 = 16.x thấp hơn so với các nước trong khu vực (PE phần lớn trên 20) trong khi DN đang trong quá trình tăng trưởng.
Phân tích kỹ thuật
• TNH đã quay trở lại xu hướng tăng sau quá trình điều chỉnh 3 tháng
• Vùng mua: 47-49
• Mục tiêu: 61
• Dừng lỗ: 46
• Phân bổ tối đa: 10%
Untitled