VNINDEX đóng cửa 1236.63 điểm, tăng 22.7 điểm tương ứng 1.87%, VN30 đóng cửa 1280.37, tăng 27.28 điểm tương ứng 2.18%. Trên HSX, khối lượng KL đạt trên 13.8k tỷ, giảm sv phiên trước và sv mức trung bình, điểm nhấn là nước ngoài mua ròng mạnh gần 700 tỷ tập trung vào HPG (251.55 tỷ), STB, SSI, GAS,…
Cuộc họp FED đêm qua đã kết thúc với kết quả tăng ls thêm 0.75%, phù hợp với dự báo trước đó của nhiều bên. Với mức tăng lãi suất mạnh tay này, FED đang thể hiện quyết tâm kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạ xuống, và xác suất suy thoái kinh tế của Mỹ sẽ tăng lên. Nhiều tổ chức đã nâng mức dự báo suy thoái của Mỹ sau diễn biến nâng lãi suất lần này. Điểm tích cực là nếu FED mạnh tay và quyết liệt xử lý được lạm phát bằng các bước tăng ls nhanh hơn, FED sẽ có dư địa chính sách để xử lý sau này khi cần hỗ trợ nền kinh tế.
Phiên phục hồi của DJ hôm qua và Việt Nam hưởng ứng theo hôm nay mang tính chất tâm lý nhiều hơn, khi thông tin đã ra và sự sợ hãi đã khiến chỉ số giảm rất sâu trước đó.
Tuy nhiên, nhịp hồi này mang tính kỹ thuật và NĐT sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa thông tin và đánh giá các tác động từ sự kiện lần này. Do đó NĐT vẫn cần ưu tiên quản trị Danh mục theo hướng thận trọng trong giai đoạn này.
Về thị trường trong nước phiên hôm nay, diễn biến tăng giá diễn ra khá mạnh mẽ trong phiên, độ rộng trên HSX nghiêng về chiều tăng với 298 mã xanh/16 mã trần/154 mã giảm.
Trong phiên tăng điểm tương đối mạnh, cổ phiếu đã vượt đỉnh có ANV – CP mạnh nhất thị trường thời gian gần đây, bên cạnh đó, nhóm CP điện là nhóm hút mạnh dòng tiền với rất nhiều cổ trần như PC1, HDG, REE, VSH, GEG,…Tuy vậy dễ thấy là dòng điện là nhóm CP phòng thủ, khi CP phòng thủ tăng mạnh cho thấy tâm lý chính của thị trường vẫn là thận trọng và dòng tiền tìm đến nhóm trú ẩn an toàn.
Bên cạnh nhóm điện thì nhóm CP hóa chất, phân bón, bán lẻ cũng giao dịch rất tốt hôm nay.
Ở chiều ngược lại, các nhóm CP yếu vẫn tiếp tục phá đáy như nhóm thép (trừ HPG sắp chia), chứng khoán, Bất động sản,…. Do đó chỉ số không phản ánh chính xác những gì đang xảy ra bên trong, việc xử lý vẫn cần theo danh mục cụ thể (Rất nhiều CP tiếp tục giảm bất kể thị trường hồi hay không)
VNINDEX hồi lên 1236.63, Kháng cự gần 1255+/-
Cổ phiếu dẫn dắt: ANV
———————————————————————————
Nhóm trung vệ : PVT, KBC, NLG, FPT, DGW, MWG, PNJ, …
Nhóm hậu vệ: PC1, MBB, QTP,…
Trong ngắn hạn,tương tự nhận định trước, VNINDEX đã không còn trong trạng thái uptrend, do đó các cơ hội trên thị trường sẽ chọn lọc hơn. NĐT nên tránh tất cả các loại CP đầu cơ, CP rác,… và chỉ tập trung vào nhóm CP cơ bản trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu thủy sản (tình hình tỷ giá đang có lợi cho nhóm XK).
NĐT ngắn hạn có thể chờ đợi kết thúc cuộc họp của FED cũng như tín hiệu tạo đáy của VNINDEX trước khi tham gia trở lại. Ưu tiên tỷ trọng tiền mặt đủ lớn để bảo đảm an toàn cho danh mục hiện tại.
Về trung hạn, các triển vọng của thị trường đã có sự thay đổi, Mỹ là đối tác quan trọng của Việt Nam, do đó sự suy thoái của Mỹ nếu xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu của Việt Nam và tác động đến nền kinh tế. Do đó cần theo dõi và đánh giá tác động đến từng doanh nghiệp cụ thể đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Với các tài khoản đang có tỷ lệ tiền mặt cao, NĐT có thể tận dụng những nhịp rung lắc hoặc điều chỉnh ngắn hạn của thị trường để tiến hành mở MUA với những nhóm ngành hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế như: BDS KCN, năng lượng (điện than, điện khí, đặc biệt là năng lượng tái tạo) … Sau nhịp giảm rất mạnh thời gian qua là cơ hội hiếm khi xuất hiện dành cho các NĐT dài hạn và điều này cũng đã được lịch sử chứng minh. Cần tăng cường phân bổ vốn đầu tư cho chứng khoán trong giai đoạn hiện tại.