VNINDEX đóng cửa 1086.44, giảm 45.67 điểm tương ứng với -4.03%, VN30 đóng cửa 1102, giảm 50.01 điểm tương ứng -4.34 %. Thanh khoản KL HSX đạt trên 10k tỷ, giảm sv phiên hôm qua, trong đó nước ngoài bán ròng hơn 533 tỷ.
Việt Nam sau khi lọt top các thị trường giảm mạnh nhất tháng 9, tiếp tục có phiên giao dịch đầu tháng 10 giảm mạnh nhất thế giới.
Sau phiên cuối tuần trước hồi rất mạnh, VNINDEX đã trả dư điểm vào hôm nay. Cụm từ đáng chú ý nhất hôm nay là Credit Suisse, khi những tiêu đề xuất hiện trên mặt báo kiểu như ” Credit Suisse” phá sản, khiến NĐT Việt Nam còn lo lắng hơn cả NĐT Mỹ.
Sự việc bắt đầu khi diễn biến giá CDS (Credit Default Swap) của Công ty này tăng mạnh thời gian gần đây dẫn đến tin đồn công ty có khả năng “phá sản”. Mặc dù vậy, theo góc nhìn của giới chuyên môn: Rủi ro bị phóng đại “do bảng cân đối kế toán khác một cách căn bản cả về vốn và thanh khoản”. “Chúng tôi không thấy có yếu tố hệ thống ở đây” – City Group. Khả năng khả dĩ nhất là Credit Suisse sẽ cơ cầu lại tài sản bằng việc thoái vốn bớt tại các công ty con không hiệu quả và thanh lý bớt tài sản.
Do đó, Lấy thông tin Credit Suisse giải thích cho phiên giảm điểm rất mạnh hôm nay thực sự cho thấy sự chưa thuyết phục. Bản chất vẫn là thanh khoàn thị trường quá yếu và khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng. Nếu như trong 2020-2021, giai đoạn uptrend và NĐT cá nhân “cân lại” tất cả các nhịp bán của khối ngoại thì bối cảnh hiện tại đã khác. Thanh khoản rất yếu thì khi ngoại bán ròng mạnh sẽ tạo nên sức ép rất lớn.
VNINDEX giảm điểm mạnh từ đầu tháng 9 đến nay (khoảng 15%). Mức giảm 15% của chỉ số trong thời gian ngắn là cực kỳ lớn. Thông thường các cổ phiếu khỏe nhất cũng sẽ giảm từ 1.5 đến 2.5 lần mức giảm của chỉ số.
Nhiều NĐT đặt câu hỏi tại sao VNINDEX lại giảm bất chấp các thông tin vĩ mô ra gần đây đều rất tốt: GDP tăng trưởng mạnh, PMI tiếp tục cải thiện, lạm phát được kiểm soát tốt,… Thứ thực sự dẫn dắt thị trường là dòng tiền, không phải vĩ mô. Và dòng tiền thì không phải lúc nào cũng đồng pha với vĩ mô.
Với áp lực FED tăng lãi suất, USD tăng giá thì khi số vĩ mô càng tốt NHNN sẽ càng phải tập trung cho các mục tiêu khác như ổn định lạm phát, đặc biệt là ổn định tỷ giá.
Ổn định tỷ giá là một mục tiêu cực kỳ quan trọng, không được để vỡ trận trong giai đoạn hiện nay. Các biện phát như thắt chặt tín dụng, hút tiền về, nâng lãi suất điều hành và bán USD dự trự đều là các biện pháp giúp neo giữ tỷ giá. Việt Nam đã làm rất tốt đến hiện tại, hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới và cần tiếp tục “gồng” mục tiêu này đến khi các áp lực giảm bớt.
Tiếp tục quay trở lại câu hỏi, khi nào áp lực tăng giá USD giảm bớt? (có thể vào nửa sau tháng 11)
Do đó, tại thời điểm hiện tại, dòng tiền mới là vấn đề trọng yếu.
Điểm qua chút về thị trường Mỹ cuối tuần trước, chỉ số PCE cao hơn dự báo (xấu) khiến thị trường giảm điểm, nhưng hôm nay khi chỉ số PMI thấp hơn dự báo (xấu) khiến DowJones đang tăng điểm. Bất cứ một tin tức xấu về kinh tế hoặc tin tốt về lạm phát sẽ luôn khiến giới đầu tư phố Wall có thêm hi vọng vào việc FED đang đi đúng hướng và có thể thay đổi quan điểm bớt diều hâu hơn (hạ lãi suất sớm hơn), dẫn đến phản ứng tức khắc trên thị trường theo hướng tích cực.
Thị trường Mỹ đang biến động với độ biến động rất lớn ở cả 2 chiều trong quá trình tạo đáy, thị trường Việt Nam cũng sẽ tương tự. Phe bò và gấu sẽ liên tục giao tranh để quyết định thắng bại.
VNINDEX về vùng quá bán khả lâu và luôn sẵn sàng cho 1 nhịp hồi kỹ thuật ngắn hạn ngay khi có xúc tác (tin tốt xuất hiện,…). Nỗ lực phục hồi phiên 30/9 bị vô hiệu do mức low bị phá vỡ. Số phiên nỗ lực hồi phục quay về 0
VNINDEX đang vận động khá đồng pha với S&P do đó quan sát khả năng tạo đáy của chỉ số này có thể mang lại nhiều manh mối . Một nhịp hồi của chỉ số này cũng có thể tác động tích cực đến tâm lý của thị trường Việt Nam, trước khi thông tin KQKD Quý 3 có thể xuất hiện trong 1 vài tuần tới và hỗ trợ tâm lý của NĐT.
Lê Chung