PVS – Căng buồm ra khơi nhờ tiềm năng điện gió

0
227
22.2.2023 [Lê Chung]
Kết quả kinh doanh
Picture2 Picture1
Trong quý IV, PVS ghi nhận doanh thu thuần đạt 5.440,7 tỷ đồng, tăng trưởng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dịch vụ tàu dịch vụ dầu khí; dịch vụ cơ khí, xây lắp và đóng mới trong quý IV/2022 cao hơn quý IV/2021. Giá vốn cũng tăng 14,7%, lên 5.004 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt 326,6 tỷ đồng, tăng trưởng 32,9%.
Đóng góp chính vào tăng trưởng Quý 4 là phần lãi 134,4 tỷ đồng từ công ty liên doanh, liên kết, (trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ đạt vỏn vẹn 650 triệu đồng).
Lũy kế cả năm 2022, PVS ghi nhận doanh thu thuần đạt 16.412,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 834,3 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 15% và 11% so với thực hiện năm 2021.
Tính đến cuối quý IV/2022, tổng tài sản doanh nghiệp đạt 25.776,56 tỷ đồng, tăng 4% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền Công ty giảm 9%, về còn 5.250 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng giảm hơn một nửa xuống còn 1.010,84 tỷ đồng. Ngược lại, đầu tư tài chính ngắn hạn tăng tới 80%, lên 4.807,3 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn cũng tăng 7%, lên 4.990,5 tỷ đồng.
Picture4 Picture3
Triển vọng kinh doanh
1. Điện gió ngoài khơi là động lực tăng trưởng mảng Cơ khí dầu khí trong tương lai

Ở vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển điện gió ngoài khơi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Năng lượng Đan Mạch, với bờ biển dài và tiềm năng gió dồi dào, điện gió Việt Nam có tiềm năng ước đạt 475GW, trong đó tiềm năng kỹ thuật khoảng 160GW.

các vùng biển có khả năng khai thác tiềm năng năng lượng gió tốt nhất là: từ Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau, và một phần vùng biển trung tâm vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, tiềm năng gió đạt ở mức tốt đến rất tốt ở khu vực biển Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu, với tốc độ gió trung bình từ 8m-10m/s, mật độ năng lượng trung bình năm phổ biến từ 600W đến trên 700W/m2.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII được Bộ Công thương trình Chính phủ xem xét, phê duyệt, đặt ra mục tiêu sẽ phát triển khoảng 16.121MW điện gió trên bờ và gần bờ cùng khoảng 7.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. (gấp khoảng gần 6 lần 2022). Tỷ trọng điện gió chiếm khoảng 15,8% tổng công suất hệ thống, trong đó điện gió ngoài khơi là 4,8%.

Suất đầu tư 1 MW điện gió khoảng 2tr $, do đó ước tính tổng mức đầu tư điện gió 2030 ước đạt khoảng 46 tỷ $, tạo ra cơ hội rất lớn cho các đơn vị thi công trong linh vực này.

PVS sẽ là đơn vị có nhiều tiềm năng tham gia làm nhà thầu cho các dự án điện gió ngoài khơi do đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tham gia thầu Dự án Điện gió Hải Long 2 và Hải Long 3

Liên danh PTSC M&C và Semco Maritime sẽ làm tổng thầu EPC xây dựng 2 trạm biến áp ngoài khơi Dự án Điện gió Hải Long 2 và Hải Long 3 với tổng giá trị gần 180 triệu USD, trong đó phần giá trị cho PTSC&MC là gần 90 triệu USD.

Dự án Điện gió Hải Long nằm ở eo biển Đài Loan (Trung Quốc) cách bờ khoảng 50 km, sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu đạt 5,5 GW điện gió ngoài khơi và đảm bảo vị trí hàng đầu cho Đài Loan (Trung Quốc) về sản xuất điện gió tại khu vực Đông Á.

Dự án Điện gió Hải Long, bao gồm các dự án thành phần Hải Long 2 và Hải Long 3, do các Công ty Northland Power, Yushan Energy và Mitsui hợp tác đầu tư với tổng công suất lắp đặt là 1.044 MW.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai lắp đặt ngoài khơi vào năm 2024 và hoàn thành chạy thử, bàn giao cho chủ đầu tư vào năm 2026. Dự án này có thể coi là dự án lớn đầu tay khẳng định năng lực của PVS trong việc tham gia nhận thầu các dự án ĐGNK không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế

Thỏa thuận hợp tác phát triển điện gió xuất khẩu sang Singapore

Mới đây, trong chuyển thăm của thủ tướng Phạm Minh Chính sáng Singapore, ngày 10/02/2023, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) đã ký Thỏa thuận Phát triển chung với công ty Sembcorp của Singapore để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi (công suất ban đầu 2.300MW với vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD) và xuất khẩu điện từ các trang trại điện gió này sang Singapore thông qua đường cáp ngầm cao thế dưới biển từ năm 2030.

Theo chia sẻ từ lãnh đạo công ty, PVS đang đàm phán hợp đồng các dự án NLGNK khác với các khách hàng quốc tế với giá trị hợp đồng lên tới hàng trăm triệu USD. Tương lai phía trước đang rộng mở với PTSC.

Ngày 5/8/2022 vừa qua diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) giữa Công ty TNHH MTV Dịch vụ Cơ khí Hàng hải (PTSC M&C) và đối tác Ørsted (Đan Mạch) đã diễn ra tại văn phòng PTSC M&C tại TP Vũng Tàu, với sự tham dự của chính quyền địa phương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) cùng các đối tác khác.

Tập đoàn Ørsted cùng Tập đoàn T&T đang xây dựng phát triển danh mục dự án hàng chục GW điện gió ngoài khơi tại Bình Thuận, Ninh Thuận, Thái Bình, TP. Hải Phòng. Các dự án này hoàn thành có thể mang lại 5,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo ra khoảng 25.000 việc làm chất lượng cao.

2. Đầu năm 2023, PVS trúng tổng thầu kho bồn chứa Thị Vải

Dự án Bồn chứa LPG Thị Vải có quy mô gồm 03 bồn chứa LPG, dung lượng 2.000 tấn LPG/bồn, cùng các hệ thống công nghệ, phụ trợ nhằm phục vụ cho nhu cầu và chiến lược sản xuất kinh doanh của PV GAS tại KCTV với chức năng nhập, tồn chứa và xuất các sản phẩm LPG. Ngoài ra, Dự án cũng nhằm tạo tiền đề cho việc tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại khu vực KCTV trong các giai đoạn sau. Dự án “Bồn chứa LPG Thị Vải” với công nghệ tồn chứa LPG dạng bồn hình cầu, được kết nối với hạ tầng hiện hữu của kho cảng hiện hữu sẽ được thực hiện nhằm tăng công suất tồn chứa, tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống kho chứa LPG, đáp ứng mục tiêu phát triển ổn định, tăng thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực LPG của PV GAS.

Giá trị của dự án này không quá lớn, theo ước tính tầm khoảng hơn 15 – 30 triệu $

Đồ thị giá đang trong quá trình chuẩn bị cho 1 chu kỳ tăng giá mới

Capture

Cổ phiếu đã cho thấy mức hỗ trợ vô cùng cứng tại mức giá 20 trong một thời gian rất dài.

Điểm then chốt là 28.6

Vùng mua 25.9-27 là đẹp và an toàn nhất

(update 27/2)

Sau khi vượt điểm then chốt 25.9, PVS đã vọt lên trên 27 nhưng dưới áp lực của thị trường chung cổ phiếu đã lùi lại nhưng vẫn giữ được mức độ điều chỉnh rất thấp so với thị trường chung. Cổ phiếu vẫn là ứng viên tiềm năng trong nhịp tăng này của thị trường (leader bên cạnh nhóm ĐTC)

Capture

(Update 28/2):

PVS lấy lại điểm pivot 25.9 trong phiên 28.2

(Update 2/3)

PVS điều chỉnh nhẹ nhàng cùng pha với thị trường, đóng cửa 26.7, đang từ từ tiến lại gần điểm then chốt 28.6

(Update 13/3)

PVS chỉnh hôm nay theo thị trường chung (ảnh hưởng từ tin SVB phá sản ngày 10/3), thanh khoản có co lại sau phiên giảm với thanh khoản lớn hôm trước. PVS hình thành 1 vùng tích lũy từ 25-27.5 kéo dài 3 tuần. Điểm pivot của PVS sẽ là 27.5

(Update 15/3)

PVS đã phục hồi hoàn toàn gía sau phiên giảm sâu ngày 14/3. Phiên 14/3 có khả năng là phiên rũ bỏ của cả thị trường chung và PVS nói riêng. Điểm pivot để mua vẫn là 27.5

Ảnh Chụp Màn Hình 2023 03 15 Lúc 15.37.17