VNINDEX đóng cửa phiên 25/4 tại 1310.92 điểm, giảm 68.31 điểm tương ứng -4.95%. VN30 đóng cửa 1366.39, giảm 77.93 điểm tương ứng -5.4%. Khối lượng KL trên HSX đạt trê 19.5k tỷ, ở mức khá thấp. Điểm tích cực là khối ngoại tiếp tục mua ròng trên 226 tỷ trên HSX, tập trung vào SBT, VRE, DGC, VNM,…
Hôm này tiếp tục là 1 phiên bán hoảng loạn của VNINDEX, tính từ đỉnh ngày 4/4, mức giảm đã đạt trên 14.4%. Mức giảm này đã cao hơn mức giảm đợt tháng 7/2021 (từ 142x về 122x) và thấp hơn một chút so với đỉnh tháng 1/2021 (từ 1200 về 998) nhưng độ khốc liệt đã cao hơn hẳn.
NĐT cá nhân bị đẩy đến mức sợ hãi cao độ và tiếp tục đà bán trong phiên hôm nay, áp lực bán càng lúc càng mạnh vào cuối phiên. Điểm sáng duy nhất là khối ngoại vẫn đang miệt mài mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp trên HSX.
Mặc dù phiên nay giảm điểm mạnh, tuy nhiên khối lượng không gia tăng mạnh như thường lệ là một điểm quan ngại, cho thấy dòng tiền mới vẫn chưa mặn mà vào bắt đáy (đòi hỏi mức chiết khấu cao hơn).
HSX có 181 mã sàn hôm qua, trong đó rổ VN30 có 16 mã sàn. Mức giảm sâu kịch sản của nhóm bluechip là hiếm gặp và thông thường bluechip hiếm khi bị bán giảm mạnh như vậy quá 2 phiên (do dòng tiền từ tổ chức vào mua), do đó vẫn có khả năng nhóm bluechip sẽ tạo được vùng cân bằng sớm hơn và nâng đỡ cho thị trường.
Các kịch bản tiếp theo của VNINDEX:
Vùng hỗ trợ 1 (1285-1320): Chỉ số hiện tại đang nằm trong vùng này.
Vùng hỗ trợ 2 (1200 -1240) (tương ứng mức giảm gần 20% của chỉ số)
Trong ngắn hạn,Do VNINDEX đã không còn trong trạng thái uptrend, do đó các cơ hội trên thị trường sẽ chọn lọc hơn. NĐT nên tránh tất cả các loại CP đầu cơ, CP rác,… và chỉ tập trung vào nhóm CP cơ bản trong lĩnh vực sản xuất. Không cần vội vàng mua bắt đáy, mà nên chờ đợi các tín hiệu tạo đáy rõ ràng hơn trước khi tham gia.
Ở phía các NĐT đang cầm danh mục nhiều cổ phiếu, cần phân loại và chỉ nên giữ các cổ phiếu cơ bản có triển vọng các quý tiếp theo tốt, đồng thời cũng không cần hoang mang. Bất kể lí do khiến VNINDEX giảm gần đây là gì, thị trường vẫn sẽ tìm được vùng cân bằng và các CP với KQKD tăng trưởng các quý tiếp theo sẽ bật lên theo giá trị thực. Tuy nhiên lúc này sẽ khó có thể đánh ngắn và thời gian để quá trình hồi phục diễn ra có thể kéo dài vài tháng.
Về trung hạn, các triển vọng của thị trường là chưa thay đổi,do đó đối với các tài khoản đang có tỷ lệ tiền mặt cao, NĐT có thể tận dụng những nhịp rung lắc hoặc điều chỉnh ngắn hạn của thị trường để tiến hành mở MUA với những nhóm ngành hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế như: BDS KCN, xuất khẩu, năng lượng (điện than) …