Chiến lược tuần 28/2-4/3: Chọn mặt gửi vàng

0
234
Thống kê giao dịch tuần 21-25/2
Về giao dịch của khối ngoại, tính chung giao dịch tuần qua trên cả 3 sàn, khối ngoại đã bán ròng 26,12 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 95,06 tỷ đồng; trong khi tuần trước đó mua ròng 9,68 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 1.535,11 tỷ đồng.
Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, tâm điểm rót ròng của dòng tiền ngoại trong tuần ghi nhận tại hàng loạt cổ phiếu bất động sản như DXG, VHM, KBC… Ngoài ra các mã khác như KDC, GEX, GMD, DGC đồng loạt được mua ròng trên trăm tỷ mỗi cổ phiếu.
Ngược lại, lực bán trong tuần qua của khối ngoại tiếp tục tập trung tại cổ phiếu ngân hàng là HDB, bên cạnh đó PLX, CTG, FUEVFVND, NVL cũng ghi nhận áp lực bán ròng vượt trên 100 tỷ đồng chỉ trong 1 tuần giao dịch.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch tích cực hơn ở tuần 21-25/1. Trong khi đó, tự doanh công ty chứng khoán có tuần giao dịch khá xấu. Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) và khối ngoại biến động không quá mạnh.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 226 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần qua, trong đó có 146 tỷ đồng được thực hiện thông qua khớp lệnh. Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã MSB với giá trị 336 tỷ đồng. HDB và NVL được mua ròng lần lượt 239 tỷ đồng và 216 tỷ đồng. Chiều ngược lại, DXG bị bán ròng mạnh nhất với 480 tỷ đồng. VPB và GMD đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt là 390 tỷ đồng và 192 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng nhẹ với 151 tỷ đồng, tuy nhiên, giá trị mua ròng được nâng lên 342 tỷ đồng nếu chỉ tính khớp lệnh.Dòng vốn này mua ròng mạnh nhất mã VPB với 476 tỷ đồng. FPT và DXG được mua ròng lần lượt 150 tỷ đồng và 144 tỷ đồng. Trong khi đó, MSB bị bán ròng mạnh nhất với 336 tỷ đồng. DPM và CII cũng đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Khối tự doanh công ty chứng khoán giao dịch tiêu cực khi bán ròng 404 tỷ đồng (307 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).Khối tự doanh bán ròng mạnh nhất mã VHM với 118 tỷ đồng. VRE và MWG bị bán ròng lần lượt 87 tỷ đồn và 78 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng vốn này mua ròng mạnh hai chứng chỉ quỹ ETF là FUEVND với 137 tỷ đồng và E1VFVN30 với 112 tỷ đồng.

Chiến lược tuần 28/2 – 4/5
– Các triển vọng trung hạn của thị trường Việt Nam là chưa thay đổi, do đó vẫn như các quan điểm trước đây: Đối với các tài khoản đang có tỷ lệ tiền mặt cao, tận dụng những nhịp rung lắc hoặc điều chỉnh ngắn hạn của thị trường để tiến hành mở mua với những nhóm ngành hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế như: BDS KCN, xuất khẩu, ngân hàng, điện than, dịch vụ hàng không,… Với kế hoạch đón khách quốc tế từ sau 15/3, nhóm hàng không có thể được dòng tiền đầu cơ tìm đến. NĐT có thể cân nhắc một số CP trong nhóm này như ACV
– Một số cơ hội đầu cơ NĐT có thể cân nhắc liên quan đến các nhóm ngành được hưởng lợi từ giá cả hàng hóa và hóa chất tăng do ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga – Ukraine như: Nhóm phân bón (DPM), hóa chất (CSV,DGC,…).
NĐT tập trung vào các chiến lược trung và dài hạn hơn là đu bám theo các giao dịch ngắn hạn.