Chiến lược tuần 21-25/3: Dòng tiền ấm dần, đón sóng Quý 1. Cập nhật DPR

0
357
Thống kê giao dịch tuần 14-18/3/2022

Thị trường chứng khoán tiếp tục có một tuần giao dịch tăng nhẹ 3 điểm khi chỉ số VN-Index giảm sâu vào phiên thứ 2 đầu tuần nhưng đã phục hồi liên tiếp trong 4 phiên sau đó.

Bối cảnh leo thang căng thẳng quốc tế, cộng thêm thông tin phong toả thành phố Thâm Quyến đã tác động không nhỏ đến tâm lý nhà đầu tư. Trong khi đó, diễn biến giá dầu có chiều hướng hạ nhiệt đã đẩy giá cổ phiếu nhóm dầu khí đảo chiều giảm điểm trong tuần. Các cổ phiếu nhóm hàng hoá cơ bản khác như phân bón, thép, than,… cũng không thể giữ được mạch tăng, nhiều nhóm quay đầu điều chỉnh. Ngược lại, kỳ vọng từ đầu tư công trong năm 2022 đã giúp nhiều cổ phiếu nhóm xây dựng bứt tốc trong tuần qua, chỉ số chung của nhóm tăng gần 1,7%, tiêu biểu như HTN, LCG, CTI,…

Về giao dịch khối ngoại, giá trị giao dịch bình quân trong tuần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 4,275 tỷ đồng, chiếm 7,,8% tỷ trọng toàn thị trường, cải thiện hơn so với tuần trước. Điểm trừ là họ có tiếp tục có một tuần bán ròng trên toàn thị trường với giá trị bán ròng cả tuần đạt 1.473 tỷ đồng. Tuần vừa qua cũng là tuần tái cơ cấu danh mục quý 1/2022 của hai quỹ ETFs là VNM ETF và FTSE Vietnam ETF.

Thống kê giao dịch của tổ chức trong nước (bao gồm tự doanh công ty chứng khoán), họ bán ròng tổng cộng 1.727 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh họ rút ròng 307 tỷ đồng. Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần qua nổi bật nhất là hoạt động giải ngân vào cổ phiếu DGC của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang. Mã này dẫn đầu với giá trị mua ròng lớn nhất lên tới 194 tỷ đồng.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn giao dịch theo chiều hướng tích cực trong khi cả tổ chức trong nước và khối ngoại đều duy trì trạng thái bán ròng. Theo dữ liệu của FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng 3.259 tỉ đồng trên HoSE trong tuần từ ngày 11-18.3, giảm 50% so với tuần trước đó, trong đó có 1.765 tỉ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Đây cũng là tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp của dòng vốn này với tổng giá trị 11.124 tỉ đồng.

Chiến lược tuần này 21-25/3/2022:

  • Tập trung vào các công ty với dự báo KQKD Quý 1 tăng trưởng tốt
  • Nhóm đầu tư công là một lựa chọn đầu cơ trong ngắn hạn. Các hoạt động đầu tư công đang được đẩy mạnh và là mục tiêu kiên quyết của chính phủ trong năm nay
  • Chiến lược trung hạn vẫn không thay đổi: Các tài khoản đang có tỷ lệ tiền mặt cao, NĐT có thể tận dụng những nhịp rung lắc hoặc điều chỉnh ngắn hạn của thị trường để tiến hành mở mua với những nhóm ngành hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế như: BDS KCN, xuất khẩu, năng lượng (điện than) …

Cập nhật cổ phiếu DPR

Tiếp tục duy trì khuyến nghị mua với cổ phiếu DPR (giá hiện tại: 74.6, mục tiêu 100).

Theo cập nhật KQKD đến tháng 2, kim ngạch xuất khẩu giảm sv cùng kỳ nhưng được bù đắp bởi tiêu thụ nội địa. Công ty cũng có thêm khoản thu từ chế biến gỗ trong kỳ. Tổng hợp lại, Lợi nhuận gộp của DPR sau 2 tháng đạt 21.1 tỷ, tăng 125.5% so với cùng kỳ.

Về kỹ thuật, DPR đang điều chỉnh về vùng hỗ trợ trung hạn EMA50 với khối lượng thấp dần, cho cơ hội tiếp tục tích lũy với cổ phiếu DPR

Untitled

Lê Chung