Chiến lược tuần 4-8/4: Đà tăng khả năng cao sẽ tiếp diễn.

0
328
Thống kê giao dịch tuần 28/3-1/4
Tiếp nối tuần kế trước, khối ngoại tiếp tục có thêm tuần giao dịch tích cực, khi mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng trên toàn thị trường chứng khoán tuần qua. DGC đứng đầu về giá trị mua ròng, trong khi HPG đứng đầu về phía bán ròng của khối này.
Khối ngoại duy trì mua ròng tích cực trong tuần qua
Tuần vừa qua, khối ngoại mua ròng 11/20 nhóm ngành so với 13/20 ở tuần trước đó, các nhóm cổ phiếu được khối ngoại mua ròng là: ngân hàng, bất động sản, hóa chất, ô tô và phụ tùng,…
Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước tiếp tục bán ròng 1.270 tỷ đồng tại sàn HoSE trong tuần giao dịch 28/3-1/4, giảm 37% so với tuần trước đó, trong đó có 950 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Các cá nhân trong nước vẫn bán ròng mạnh nhất mã DGC với giá trị 688 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VNM và TCB bị bán ròng lần lượt 357 tỷ đồng và 264 tỷ đồng. DXG và NKG đều bị bán ròng trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, MWG đứng đầu danh sách mua ròng của các cá nhân với 240 tỷ đồng. HPG và VHM đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 200 tỷ đồng.
Trái ngược với cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước chấm dứt chuỗi 5 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 455 tỷ đồng, trong đó có 382 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất mã TCB với 264 tỷ đồng. ACB và HPG đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 159 tỷ đồng và 148 tỷ đồng. Chiều ngược lại, MWG bị bán ròng mạnh nhất với 240 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND và FPT đều có giá trị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Chiến lược tuần 4-8/4
– Sau các tin tức bắt giữ và kỷ luật hàng loạt lãnh đạo trong các cơ quan quản lý TTCK, phần lớn tin tức đã được phản ánh vào giá.
– Thị trường kết thúc tuần bằng 1 phiên tăng mạnh và khối lượng gia tăng đáng kể so với mức trung bình
  • Tập trung vào các công ty với dự báo KQKD Quý 1 tăng trưởng tốt
  • Dòng tiền có dấu hiệu chuyển sang nhóm Bluechip (Ngân hàng, bán lẻ)
  • Chiến lược trung hạn vẫn không thay đổi: Các tài khoản đang có tỷ lệ tiền mặt cao, NĐT có thể tận dụng những nhịp rung lắc hoặc điều chỉnh ngắn hạn của thị trường để tiến hành mở mua với những nhóm ngành hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế như: BDS KCN, xuất khẩu, năng lượng (điện than) …