VNINDEX đóng cửa 1188.88 điểm, tăng 19.61 điểm tương ứng 1.68%, VN30 đóng cửa 1240.58 điểm, tăng 13.4 điểm tương ứng 1.09%. Trên HSX, khối lượng KL chỉ hơn 8.7k tỷ, giảm rất mạnh so với trung bình và sv phiên trước, trong đó nước ngoài mua ròng hơn 353 tỷ, tập trung vào MWG, STB, CTG, GAS
Giao dịch trong phiên hôm nay thực sự rất đẹp. Giá mở cửa thấp nhất phiên và đóng cửa cao nhất phiên. Sau chút lưỡng lự đầu giờ khi chỉ số mở cửa giảm điểm, dòng tiền mua chủ động khá tốt và diễn biến trở nên tích cực khá nhanh, tuy nhiên đà tăng mạnh thực sự bắt đầu từ phiên chiều.
Các cổ phiếu khỏe nhịp trước (thủy sản, dầu khí, phân bón, điện,…) sau 3 phiên giảm điểm mạnh cũng quay đầu hồi phục khá tốt hôm nay. Rất nhiều cổ phiếu hôm qua sàn thì hôm nay đã bật trần, dù không hề có thông tin gì mới, cho thấy mức độ biến động tâm lý của NĐT tương đối cao trong giai đoạn hiện tại.
Trong khi đó, nhóm CP giảm sâu vẫn tiếp nối được đà hồi phục hôm nay (chứng khoán, BDS, ngân hàng,….), đặc biệt nhóm CP lớn tương đối đồng thuận (ngoại trừ nhóm V âm thầm giảm điểm ) giúp cho chỉ số có mức tăng khá tốt.
Tâm lý giao dịch cũng khá thoải mái dù thanh khoản rất thấp, (điều có thể chấp nhận ở vùng đáy), phía bán đã tiết chế (sau nhiều phiên giảm sâu) và khi bên mua mạnh dạn hơn có thể dễ dàng được đẩy giá lên cao, độ rộng áp đảo theo chiều tăng: 318 mã xanh/153 mã đỏ trên HSX.
VNINDEX phiên thứ 3 giữ được vùng đáy (Mức thấp nhất hôm nay vẫn là 1162, bằng mức thấp nhất của 2 phiên trước). Tại bối cảnh hiện tại, nếu xuất hiện phiên bùng nổ theo đà sẽ là chỉ báo rất tốt cho thị trường có thể bật lên. (Tại thời điểm hiện tại, thống kê cho thấy đang có rất ít các CP còn giữ được xu hướng tăng)
Cổ phiếu dẫn dắt: Để trống
———————————————————————————
Nhóm trung vệ : PVT, KBC, NLG, FPT, DGW, MWG, PNJ, …
Nhóm hậu vệ: PC1, MBB, QTP, HDG…
Trong ngắn hạn, NĐT ngắn hạn có thể chờ đợi tín hiệu tạo đáy của VNINDEX trước khi tham gia trở lại. Ưu tiên tỷ trọng tiền mặt đủ lớn để bảo đảm an toàn cho danh mục hiện tại khi mức độ biến động của thị trường tương đối cao.
Về trung hạn, các triển vọng của thị trường đã có sự thay đổi,Mỹ là đối tác quan trọng của Việt Nam, do đó sự suy thoái của Mỹ nếu xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu của Việt Nam và tác động đến nền kinh tế. Do đó cần theo dõi và đánh giá tác động đến từng doanh nghiệp cụ thể đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Với các tài khoản đang có tỷ lệ tiền mặt cao, NĐT có thể tận dụng những nhịp rung lắc hoặc điều chỉnh ngắn hạn của thị trường để tiến hành mở MUA với những nhóm ngành hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế như: BDS KCN, năng lượng (thủy điện, điện than, điện khí, năng lượng tái tạo) … Sau nhịp giảm rất mạnh thời gian qua là cơ hội hiếm khi xuất hiện dành cho các NĐT dài hạn và điều này cũng đã được lịch sử chứng minh. Cần tăng cường phân bổ vốn đầu tư cho chứng khoán trong giai đoạn hiện tại.