Tổng hợp số liệu vĩ mô Quý 1

0
426
GDP quý I tăng 5,03%
Báo cáo kinh tế – xã hội tháng 3 và 3 tháng vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy GDP quý I tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Con số vừa nêu cao hơn mức tăng trưởng quý I của 2021 và 2020 nhưng thấp hơn mức tăng 6,85% của quý I/2019.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.
CPI quý I tăng 1,92%

Theo báo cáo kinh tế – xã hội tháng 3 và quý I vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ 2021.

Tổng hợp số liệu vĩ mô Quý 1

Ảnh: Tổng cục Thống kê.

Nguyên nhân là giá xăng, dầu và gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào cũng như sự tăng giá của mặt hàng xăng, dầu.

Tính chung quý I, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là giá xăng, dầu trong nước tăng hơn gần 49% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm; giá gas tăng hơn 21%, làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm). Bên cạnh đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà như xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khác đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng.

Trong khi đó, chỉ số giá một số mặt hàng như thực phẩm, dịch vụ giáo dục và thuê nhà ở lại giúp kìm đà tăng của CPI trong quý I.

Việt Nam xuất siêu hơn 800 triệu USD quý I

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam xuất siêu ước đạt 1,39 tỷ USD trong tháng 3 và xuất siêu 809 triệu USD trong quý I. Trong khi đó, tháng 2, Việt Nam nhập siêu 581 triệu USD.

Tổng hợp số liệu vĩ mô Quý 1

Ảnh: Tổng cục Thống kê.

Kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. 3 tháng đầu năm ghi nhận 15 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, trong số đó 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, gồm điện thoại và linh kiện; Điện tử, máy tính và linh kiện; Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt, may và giày dép.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 25,2 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu quý I năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 87,77 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước.

Quý I vừa qua cũng ghi nhận 16 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 76% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong số đó, 3 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 5 tỷ USD gồm điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện thoại và linh kiện. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 27,6 tỷ USD. Trước đó, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 93 triệu USD trong nửa đầu tháng 3. Trong khi đó, nếu tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 492 triệu USD.

Tổng hợp, Theo ndh